Nội dung trên tem nhãn sản phẩm gồm những gì?

Chúng ta có thể thấy rằng, trên mỗi sản phẩm bất kỳ nào cũng có tem nhãn đi kèm. Do đó tem nhãn sản phẩm thật sự rất cần thiết và có thể nói là không thể tách rời. Bạn có bao giờ xem qua các nội dung trên tem nhãn sản phẩm chưa? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nội dung trên tem nhãn sản phẩm gồm những gì?

Khái niệm ghi nhãn hàng hóa

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

Nhãn hàng hóa bao gồm:

– Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

– Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Nội dung trên tem nhãn sản phẩm gồm những gì?

Theo Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thực phẩm bao gồm:

– Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”;

– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

– Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần; Thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Đặc biệt lưu ý khi tự làm tem nhãn cho sản phẩm:

– Đăng kí mã số mã vạch cho sản phẩm tại cục mã số mã vạch Việt Nam. Như vậy mới có thể sử dụng mã vạch in lên sản phẩm.

– In riêng mã số vạch trên decal và dán lên tem nhãn nếu không thể in cùng một lúc lên thiết kế tem nhãn. Một tem mã vạch chuẩn phải được in bằng máy chuyên in mã vạch. Đối với các máy in thông thường mã vạch chỉ giống như một bản photocopy và không thể truy xuất được nguồn gốc.

– Trên thiết kế tem nhãn sản phẩm bắt buộc phải có tên hàng hóa, người/đơn vị trịu trách nhiệm về sản phẩm đó và xuất xứ của sản phẩm.

– Chi phí tự làm tem nhãn sản phẩm cần nhỏ hơn chi phí đi thuê. Nếu lớn hơn thì bạn nên tìm đến các nhà in tem nhãn chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan

  • Chọn in PP cán format chuyên nghiệp

    Với dịch vụ in PP cán format giá rẻ nhưng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty in ấn Kiến An Phát của chúng tôi chuyên nhận file in và hỗ trợ chỉnh sửa file in chuyên nghiệp với đặc thù sản phẩm và nhu cầu sử dụng của mọi khách […]

  • Thông tin in decal sữa hiện nay

    Decal là một nguyên vật liệu hàng đầu hiện nay khi sở hữu rất nhiều các yếu tố giúp quảng bá thương hiệu tốt. Mặc dù, in decal sữa là một sản phẩm cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng để quảng bá ngoài trời. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này cũng dễ bị […]

  • Công dụng của in standee x cường lực

    Việc quảng bá hình ảnh hay sản phẩm ngày càng quan trọng được sử dụng nhiều cho các hình thức kinh doanh. Có nhiều cách quảng cáo tiếp thị khác nhau, một trong những cách sử dụng phổ biến là dùng in standee chữ x, giá chữ x. Đây là một công cụ được ưa […]

  • Tem nhãn phụ là loại tem được dán kèm với tem chính ở giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát và phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. In tem nhãn phụ được các công ty nhập khẩu hàng hóa in ấn những thông tin thuộc nội dung […]